fbpx

Lưu trữ đám mây VS Lưu trữ nội bộ

Lưu trữ đám mây VS Lưu trữ nội bộ

Khi làm việc từ xa đang trở thành một phương thức làm việc mới được mọi người công nhận thì việc các nhà quản lý phải quyết định xem, việc lưu trữ thông tin của doanh nghiệp tại nội bộ công ty hay di chuyển lưu trên đám mây đâu mới là phương án phù hợp nhất cho doanh nghiệp?

Đây là một câu hỏi lớn và chưa có lời giải chính xác, tuy nhiên nhiều công ty lớn nhỏ hiện nay lại đang chọn giải pháp điện toán đám mây làm nơi lưu trữ các thông tin để nhân viên có thể truy cập làm việc từ xa. Theo khảo sát vào đầu năm 2021, có đến 41% khối lượng công việc của doanh nghiệp được chạy trên các nền tảng điện toán đám mây công cộng, 22% là sự kết hợp của cả lưu trữ tại chỗ với lưu trữ đám mây và 37% vẫn sử dụng lưu trữ trong nội bộ công ty.

Vậy đâu mới là giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn? Cùng Teleworking phân tích và giải đáp nhé!

Lưu trữ đám mây là gì?

Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây là gì?

Lưu trữ đám mây hay Cloud Storage là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động lưu trữ, sếp xếp, quản lý, chia sẻ hoặc sao lưu của cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên một hệ thống lưu trữ bên ngoài ở cứng được duy trì bởi các nhà cung cấp khác (hay bên thứ ba).

Tức là, thay vì lưu trữ thông tin vào ổ cứng máy tính của bạn hoặc các thiết bị lưu trữ cục bộ khác như máy chủ, máy trạm thì bạn sẽ lưu vào một hệ cơ sở dữ liệu từ xa. Máy tính của bạn sẽ được kết nối với hệ cơ sở dữ liệu đó thông qua internet và nhờ kết nối internet, bạn có thể truy xuất được dữ liệu của cá nhân hoặc tổ chức.

Dịch vụ này cho phép người dùng hay tổ chức sở hữu có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ bật kỳ nơi nào.

Lưu trữ nội bộ là gì?

Lưu trữ nội bộ là gì?
Lưu trữ nội bộ là gì?

Ngược lại so với giải pháp lưu trữ trên đám mây, lưu trữ nội bộ – lưu trữ tại chỗ là các dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trong hạ tầng nội bộ của tổ chức hay tại chính văn phòng công ty. Việc vận hành, quản lý, sửa chữa sẽ do chính doanh nghiệp của bạn chứ không phụ thuộc bất kỳ vào bên thứ ba nào. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tự chủ trong mọi công việc, tăng sự an toàn và bảo mật cho các thông tin nội bộ so với giải pháp lưu trữ đám mây.

Khi áp dụng giải pháp lưu trữ tại chỗ nào vào mô hình làm việc từ xa, bạn sẽ cần thêm công cụ giúp truy cập làm việc từ xa – Soliton SecureDesktop để có thể kết nối trực tiếp đến máy tính tại văn phòng của bạn để có thể truy cập sử dụng các tài liệu, các phần mềm chuyên dụng để xử lý công việc.

Khi áp dụng thêm công cụ Soliton SecureDesktop, nhân viên hoặc ban điều hành có thể truy cập được tại bất cứ nơi đâu một cách an toàn bảo mật.

Ưu-nhược điểm của 2 giải pháp lưu trữ

Hai giải pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, cùng Teleworking phân tích 6 điều quan trọng để giúp bạn có thể quyết định chọn ra một giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình:

Chi phí và bảo trì

Các quyết định kinh doanh được các nhà quản lý đưa ra thường phụ thuộc vào chi phí. Dưới đây là sự khác biệt về chi phí và bảo trì giữa hai giải pháp lưu trữ:

Lưu trữ đám mây

 Một trong những lợi ích lớn nhất mà các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp này là chi phí trả trước không quá lớn. Bạn hoặc tổ chức chỉ cần trả phí hàng tháng theo dung lượng đã đăng ký với nhà cung cấp. Tất cả việc bảo trì, cập nhật phần mềm, bảo mật và hỗ trợ đều thuộc về nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây – tiết kiệm thời gian khi sự cố xảy ra.

Lữu trữ nội bộ

Trong ngắn hạn, việc triển khai hạ tầng tại chỗ của công ty sẽ tốn một khoản đầu tư lớn cho các thiết bị về phần cứng, các phần mềm có phí chuyên dụng, sao lưu dữ liệu, vận hành, … Bên cạnh đó, bạn cần đầu tư thêm vào các nhân viên CNTT nội bộ để hỗ trợ, bảo trì và đảm bảo bảo mật.

Nhưng hầu hết các doanh nghiệp lâu năm hoặc các doanh nghiệp coi trọng tính bảo mật thông tin nội bộ đều đã có sẵn những trang thiết bị cũng như đội ngũ vận hành cho giải pháp lưu trữ tại chỗ này. Nên bạn chỉ cần chi thêm cho công cụ truy cập từ xa là đã có thể làm việc từ xa như giải pháp lưu trữ đám mây.

Tính năng bảo mật

Tính năng bảo mật
Tính năng bảo mật

Dù lựa chọn giải pháp lưu trữ nào thì vấn đề bảo mật đều đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của nhà quản lý. Đó cũng là lý do tại sao gần một nửa trong số các nhà quản lý nắm quyền quyết định về CNTT đã lựa chọn tiếp tục sử dụng giải pháp lưu trữ tại chỗ thay vì đưa lên mây. 58% tin rằng các ứng dụng tiếp cận với dữ liệu hoặc hệ thống quan trọng cần phải được quản lý tại chỗ. Vậy những mối lo ngại đó có chính xác hay không?

Lưu trữ đám mây

Mặc dù tính năng bảo mật trên đám mây có được nhà cung cấp đề cập đến như:

  • Hệ thống kiểm soát truy nhập.
  • Mã hóa dữ liệu đang truyền và đang lưu trữ.
  • Bảo vệ mạng.
  • Bảo mật ứng dụng.
  • Xác thực liên tục
  • Chống xóa tệp hàng loạt.

Tuy nhiên, việc các nhà quản lý có thể trao trọn niềm tin vào một bên tứ 3 để họ quản lý là rất khó, do quá nhiều các vụ rò rỉ thông tin mật của doanh nghiệp đã xảy ra nên việc lựa chọn giải pháp lưu trữ nội bộ sẽ là an toàn, bảo mật hơn so với lưu trên mây.

Lưu trữ nội bộ

Các công ty lâu năm hoặc công ty thiên về bảo mật thường gắn bó với giải pháp lưu trữ trong nội bộ, vì khi giữ mọi thứ “trong lòng bàn tay” giúp họ an tâm và kiểm soát dễ dàng hơn. Và khi không có bất kỳ bên thứ ba tham gia nên người có quyền truy cập sẽ giảm xuống, khả năng bị rò rỉ thông tin sẽ thấp.

Nhưng khi bạn đã tự chủ trong bảo mật thông tin, doanh nghiệp cần lộ trình đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn bảo mật cho nhân viên liên tục. Bên cạnh đó, việc tích hợp thêm các công cụ nhằm giảm khả năng bị tấn công bởi tin tặc về con số 0.

Khả năng tương thích

Khả năng tương thích
Khả năng tương thích

Lưu trữ đám mây

Đối với các công ty lâu năm, khi dịch chuyển mọi tài liệu, các phần mềm chuyên dụng lên mây là việc tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho dung lượng lưu trữ. Bên cạnh đó, có rất nhiều các phần mềm không thể đưa được lên mây với lý do không tương thích.

Vậy khi lựa chọn giải pháp lưu trữ này, bạn cần tìm hiểu kỹ xem các phần mềm doanh nghiệp của bạn đang sử dụng có thể đưa lên Cloud không? Chi phí có tốn kém không?

Lưu trữ nội bộ

Lưu trữ nội bộ hoàn toàn có thể tương thích với mọi tài liệu, mọi phần mềm chuyên dụng mà doanh nghiệp của bạn đang sử dụng do giải pháp này đã lưu trữ sẵn trên máy tính tại văn phòng công ty của bạn. Và khi bạn cần làm việc từ xa giống trên Cloud, bạn chỉ cần truy cập thông qua công cụ Soliton SecureDesktop là bạn đã có thể làm việc như ngồi trước máy tính tại văn phòng.

Một giải pháp kết hợp

Soliton SecureDesktop - Giải pháp truy cập làm việc từ xa đến từ Nhật Bản
Soliton SecureDesktop – Giải pháp truy cập làm việc từ xa đến từ Nhật Bản

Qua mục bên trên đã phân tích rõ những ưu nhược điểm của cả hai giải pháp. Bạn cần một giải pháp tiết kiệm chi phí, truy cập tf xa như đám mây, nhưng lại không thể tích hợp toàn bộ các tài liệu và các ứng dụng chuyên biệt của doanh nghiệp.

Bạn cần giải pháp lưu trữ nội bộ để có thể truy cập toàn bộ thông tin nội bộ và các phần mềm sẵn có tại công ty, nhưng không muốn tuyển hẳn một đội ngũ CNTT có tay nghề. Và cần truy cập từ xa như Cloud?

Soliton SecureDesktop – Giải pháp lưu trữ tại chỗ nhưng lại đám mây, tại sao lại vậy?

Soliton SecureDesktop sẽ giúp bạn truy cập vào máy tính tại văn phòng để truy cập các tài liệu nội bộ nhưng SSD không đẩy thông tin tài liệu của doanh nghiệp bạn lên đám mây, đây là thứ mà lưu trữ nội bộ không có khi làm việc từ xa. Bên cạnh đó, với Soliton SecureDesktop bản Cloud chúng tôi sẽ giúp bạn vận hành và bạn sẽ không cần bất kỳ đội ngũ IT. Thật tuyệt phải không? Một giải pháp 2 trong 1.