fbpx

Cuộc đấu tay ba: Soliton SecureDesktop vs TeamViewer vs UltraViewer

Cuộc đấu tay ba: SSD vs TeamViewer vs UltraViewer

Soliton SecureDesktop, TeamViewer và UltraViewer là những phần mềm truy cập điều khiển máy tính từ xa đang được rất nhiều người sử dụng cho công việc khi toàn thế giới bị giãn cách do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, một cuộc tranh đấu ắt hẳn là điều sớm muộn sẽ đến, bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra “người chiến thắng” trong cuộc đấu này.

Nguồn gốc, lịch sử hình thành

Nguồn gốc, lịch sử hình thành
Nguồn gốc, lịch sử hình thành

SSD – Soliton SecureDesktop được thiết kế và phát triển bởi Soliton Systems (Hãng bảo mật về CNTT hàng đầu Nhật bản với hơn 40 năm phát triển), tuy là sản phẩm mới ra mắt vài năm trở lại đây nhưng đã được hơn 2300 doanh nghiệp lớn nhỏ, hơn 700.000 người tin dùng tại Nhật Bản, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Teamviewer được phân phối bởi công ty TeamViewer GmbH, được thành lập tại Göppingen, Đức vào năm 2005. Vào năm 2018, TeamViewer có các trụ sở đại diện địa phương tại Úc và Mỹ. Với sản phẩm Teamviewer Tensor dành cho làm việc từ xa đã được hơn 1400 doanh nghiệp, hơn 530.000 người đăng ký sử dụng tại nhiều quốc gia.

Ultraviewer là một công cụ phần mềm điều khiển máy tính từ xa đầu tiên tại Việt Nam được lập trình bởi những tài năng trẻ của học viện nghiên cứu khoa học DucFabulous Việt Nam. Trải qua gần 7 năm hình thành và phát triển, giờ đây UltraViewer cùng các đối tác đã gặt hái được nhiều thành công lớn.

Cách thức hoạt động

Về cách hoạt động của TeamViewer, bạn có thể coi kết nối của TeamViewer như một cuộc điện thoại, ID của Team sẽ là số điện thoại mà theo đó tất cả các khách hàng của TeamViewer có thể liên lạc riêng với nhau. Máy tính và thiết bị di động chạy TeamViewer chạy TeamViewer được xác định bằng một ID duy nhất trên toàn cầu, lần đầu tiên bạn khởi động TeamViewer, ID này sẽ được tạo tự động dựa trên đặc điểm phần cứng và sẽ không bao giờ thay đổi.

Cách UltraViewer hoạt động cũng tương tự như TeamViewer khi cả 2 phần mềm này đều tự tạo ra ID riêng cho từng máy và việc kết nối các máy với nhau sẽ thông qua ID này.

Đối với SSD (Soliton SecureDesktop), phần mềm này hoàn toàn khác biệt với 2 giải pháp trên khi bạn chỉ cần nhập địa chỉ server của công ty bạn hoặc của nhà cung cấp nếu bạn dùng riêng, nhập tài khoản và mật khẩu của chính bạn. Và bạn đã có thể truy cập đến máy tính tại văn phòng từ xa một cách đơn giản, an toàn, bảo mật.

Tính năng

Bảng so sánh tính năng
Bảng so sánh tính năng

Từ bảng trên ta có thấy thấy được Soliton SecureDesktop – SSD có đầy đủ các tính năng mà TeamViewer hay UltraViewer không có. Nhưng có một tính năng “Chia sẻ file” là SSD không được trang bị? Tại sao lại vậy?

Nhằm tối đa hóa tính năng bảo mật và chống rò rỉ dữ liệu nội bộ ra bên ngoài trong truy cập làm việc từ xa, SSD đã ngăn chặn việc sao chép, lưu trữ các tài liệu về máy tính cá nhân ở ngoài văn phòng. Đây là lý do chính dẫn đến việc Soliton không trang bị tính năng này cho sản phẩm của mình.

Tốc độ kết nối

TeamViewer được đánh giá về tốc độ nhỉnh hơn so với UltraViewer mặc dù Ultra đặt server tại Việt Nam nhưng vẫn có thời gian chờ, điều này sẽ gây khó chịu trong khi truy cập làm việc từ xa. Nhưng việc TeamViewer nhỉnh hơn UltraViewer về tốc độ không đồng nghĩa với tốc độ TeamViewer nhanh, cả 2 giải phần mềm này đều phụ thuộc vào độ “nặng” của tài liệu, hình ảnh hoặc video. Mặt khác, sever của TeamViewer đặt tại Mỹ nên khi người dùng tại Việt Nam sử dụng sẽ phải kết nối vòng sang Mỹ sau đó từ Mỹ sẽ kết nối đến máy được điều khiển, việc này không chỉ làm tốc độ kết nối chậm mà còn tiêu tốn băng thông cực lớn.

Ngược lại, Soliton SeucreDesktop đặt server tại Việt Nam và tích hợp những công nghệ tân tiến giúp nén hình ảnh trong quá trình truyền tải từ máy tại văn phòng đến máy điều khiển. Việc này không chỉ giúp người dùng tại Việt Nam đạt tốc độ nhanh chóng trong khi truy cập để làm việc từ xa mà còn giúp tiết kiệm băng thông (Tại sao lại đề cập đến băng thông? Nó ảnh hưởng gì đến cuộc so sánh này? Điều này sẽ được giải đáp trong mục 6)

Ứng dụng vào thực tiễn

 Ứng dụng vào thực tiễn
Ứng dụng vào thực tiễn

Với những tính năng vô cùng hữu ích như vậy ba phần mềm này được ứng dụng vào thực tiễn công việc như thế nào?

Do nền tảng của UltraViewer là để hỗ trợ từ xa, nên phần mềm này sẽ được ứng dụng trong các ngành nghề chính như hỗ trợ về mặt công nghệ thông tin, hỗ trợ khách hàng. Điều thiếu hụt của UltraViewer là chỉ hỗ trợ trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.

Mặc dù TeamViewer cũng có nền tảng giống như UltraViewer là để hỗ trợ từ xa, nhưng phần mềm này đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực do tích hợp được trên mọi hệ điều hành hiện có. TeamViewer Tensor cũng đã giúp người dùng có thể làm việc từ xa và truy cập vào các máy chủ từ xa để khắc phục các sự cố.

Soliton SecureDesktop lại chủ yếu nhắm đến phân khúc làm việc từ xa, phần mềm này đã được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề như tài chính – kế toán, ngân hàng, xây dựng, bệnh viện, …

Giá cả

Bảng giá 3 phần mềm làm việc từ xa
Bảng giá 3 phần mềm làm việc từ xa

Qua bảng trên ta có thể thấy mặc dù trong việc hỗ trợ từ xa, TeamViewer và UltraViewer đều miễn phí cho người dùng nhưng nếu để làm việc, hai phần mềm này đều tính phí.

Đề cập đến vấn đề băng thông đã nói ở mục 4, việc tiêu tốn băng thông sẽ làm chi phí tăng lên đáng kể. Vậy nên việc tiết kiệm băng thông bằng công nghệ nén hình ảnh của SecureDesktop được đánh giá cao trong cuộc đấu về giá cả.

Mặc dù UltraViewer có mức chi phí thấp nhất trong ba phần mềm nhưng những tính năng và ứng dụng vào thực tiễn lại vô cùng hạn hẹp so với hai đối thủ còn lại

Kết luận

Qua 6 vòng đấu trên, bài viết đã vẽ ra được một bức tranh toàn cảnh về ba phần mềm đang được rất nhiều người lựa chọn để làm việc phục vụ cho công việc của riêng mình.

Vậy, bạn sẽ lựa chọn phần mềm nào chiến thắng trong cuộc đấu này để áp dụng cho doanh nghiệp của mình khi làm việc từ xa?